Giới thiệu sơ lược Khởi nghĩa Hương Khê

Tập hợp lực lượng

Sau khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương (tháng 7 năm 1885), ở Hà TĩnhNghệ An đã bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là của Lê Ninh ở Trung Lễ (Đức Trung, Đức Thọ), sau đó lần lượt là:

Trên cơ sở các cuộc khởi nghĩa đó, sau khi được vua Hàm Nghi và đại tướng Tôn Thất Thuyết giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh (tháng 10 năm 1885), Phan Đình Phùng đã tiến hành tập hợp, phát triển thành một phong trào có quy mô rộng lớn, dưới sự chỉ đạo thống nhất là ông.

Địa bàn hoạt động

Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; với địa bàn chính là Hương Khê (Hà Tĩnh), tồn tại suốt 10 năm liên tục.

Ở bốn tỉnh này, Phan Đình Phùng đã chia địa bàn thành 15 quân thứ, đồng thời dựa vào địa thế rừng núi hiểm yếu, ông cho xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu chính nằm ở hai huyện Hương SơnHương Khê (Hà Tĩnh). Theo sử liệu[3] thì Phan Đình Phùng đã cho xây dựng bốn căn cứ lớn, đó là:

  • Căn cứ Cồn Chùa ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), án ngữ đường sang Nghệ An. Đây là nơi dự trữ lương thực và rèn đúc vũ khí.
  • Căn cứ Thượng Bồng-Hạ Bồng ở tây nam Đức Thọ (Hà Tĩnh) dựa vào địa thế của sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi. Ngoài ra, Phan Đình Phùng còn cho lập nơi đây hệ thống hào lũy, đồn trại, kho lương, bãi tập,...Đây là một căn cứ lớn trong buổi đầu kháng chiến của nghĩa quân Hương Khê.
  • Căn cứ Trùng Khê-Trí Khê nằm ở hai xã Hương Ninh - Hương Thọ thuộc huyện Hương Khê. Đây là căn cứ dự bị, có đường sang Lào, phòng khi bị quân Pháp bao vây.
  • Căn cứ Vụ Quang ở phía tây Hương Khê. Nơi đây có địa hình hiểm trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Từ đây, nghĩa quân có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An, Thanh Hóa hay theo đường sông đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có thể lánh sang Lào.

Tổ chức

Theo giúp Phan Đình Phùng, có các trí thức như tiến sĩ Phan Trọng Mưu, cử nhân Phan Quảng Cư, Ấm Ninh (Lê Ninh),...và rất nhiều chỉ huy xuất thân từ nhân dân lao động nghèo khổ như Cao Thắng, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Can, Phan Đình Phong, Nguyễn Mục, Phan Bá Niên,...

Về tổ chức lực lượng, nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ: Hà Tĩnh có 10, Nghệ An có 2, Quảng Bình có 2, và Thanh Hóa có 1. Các quân thứ được xây dựng trên các cơ sở đơn vị hành chính, thường là huyện, có khi là xã, và lấy tên nơi đó để gọi. Liệt kê ra như sau:

  1. Khê thứ ở huyện Hương Khê (Hà Tỉnh), chỉ huy là Nguyễn Thoại.
  2. Can thứ ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chỉ huy là Nguyễn Chanh và Nguyễn Trạch.
  3. Lai thứ ở tổng Lai Thạch thuộc Can Lộc (Hà Tĩnh), chỉ huy là Phan Đình Nghinh.
  4. Hương thứ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), chỉ huy là Nguyễn Huy Giao.
  5. Nghi thứ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), chỉ huy là Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ.
  6. Cẩm thứ ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), chỉ huy là Hoàng Bá Xuyên.
  7. Thạch thứ ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), chỉ huy là Võ Phát.
  8. Diệm thứ ở làng Tình Diệm thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), chỉ huy là Cao Đạt.
  9. Lễ Thứ ở làng Trung Lễ, thuộc huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), chỉ huy là Nguyễn Cấp.
  10. Kỳ thứ ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chỉ huy là Võ Phát.
  11. Anh thứ ở huyện Anh Sơn (Nghệ An), chỉ huy là Nguyễn Mậu.
  12. Diễn thứ ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), chỉ huy là Lê Trọng Vinh.
  13. Thanh thứ ở Thanh Hóa, chỉ huy là Cầm Bá Thước.
  14. Bình thứ ở Quảng Bình, chỉ huy là Nguyễn Thụ.
  15. Lệ thứ ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), chỉ huy là Nguyễn Bí.

Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 quân, đứng đầu là người có năng lực và uy tín. Nghĩa quân có phục trang cùng một kiểu giống nhau.

Vũ khí của nghĩa quân, ngoài những thứ thông thường, họ còn có khoảng 500 trăm khẩu súng tự chế (kiểu súng Pháp năm 1874) và rất nhiều súng hỏa mai[4].

Phần lương thực và của cải chủ yếu là nhờ nhân dân đóng góp.

Phương thức tác chiến

Nghĩa quân Hương Khê dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở với hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích. Nghĩa quân luôn phân tán hoạt động, đánh quân Pháp bằng nhiều hình thức, như: công đồn, chặn đường tiếp tế, dùng cạm bẫy, và dụ đối phương ra ngoài đồn để diệt họ...[5]